alt

Bệnh lậu là gì? Những điều không phải ai cũng biết về bệnh lậu

  Thứ Thu, 04/08/2022

Bệnh lậu là gì? Liệu bạn đã biết hết về căn bệnh truyền nhiễm phổ biến này chưa. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lậu nhé.

Bệnh lậu là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu “Bệnh lậu là gì?”. Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến và nguy hiểm. Bệnh do lậu cầu (tên khoa học: Neisseria gonorrhoeae) gây ra. Lậu cầu khuẩn là một song cầu Gram (-) có hình hạt đậu, kích thước 0,8-1mm, không di động, không tạo nha bào, phát triển thành đôi với mặt dẹt quay vào nhau, thường thấy trong bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính. Đây là loại vi khuẩn thường trú ngụ và phát triển tại các bộ phận của cơ quan như: âm đạo, niệu đạo, hậu môn, mắt, miệng,…

Bệnh lậu lây qua những con đường nào?

Vi khuẩn lậu không thể tồn tại lâu trong môi trường bình thường bên ngoài cơ thể con người. Bởi vậy, lậu truyền qua tiếp xúc thông thường như ôm, nắm tay,… là rất khó có thể xảy ra. Bệnh lậu lây truyền qua 3 hình thức chủ yếu sau:

Lây truyền qua đường tình dục

Đây là nguyên nhân nhiễm lậu phổ biến nhất. Khi quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là với đối tượng hành nghề mại dâm, nguy cơ nhiễm lậu sẽ rất cao. Bệnh lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng họng.

Lây truyền từ mẹ sang con

Lậu có thể xâm nhập qua đường máu, chính vì vậy, việc lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai là điều rất dễ xảy ra. Trẻ sơ sinh nhiễm lậu có thể gây lở loét, mù lòa. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.

Lây truyền qua đường máu

Hình thức lây truyền này chủ yếu xuất hiện ở những đối tượng hút, chích ma túy. Thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.

Triệu chứng khi bị lậu

Khi bị lậu, triệu chứng ở nam, và nữ sẽ có sự khác biệt.

Biểu hiện lậu ở nam

Thời gian ủ bệnh: 3-5 ngày

Biểu hiện:

  • Mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh,
  • Đái buốt, có thể kèm theo đái dắt,
  • Viêm toàn bộ niệu đạo: đái dắt, đái khó kèm theo sốt, mệt mỏi.

Lậu ở nam giới có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm mào tinh hoàn thường bị một bên và biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt. Nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh,
  • Viêm tuyến tiền liệt,
  • Viêm túi tinh và ống dẫn tinh.

Biểu hiện lậu ở nữ

Khác với nam giới, lậu ở nữ thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh (trên 50% trường hợp) vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho người khác.

Biểu hiện cấp tính:

  • Đái buốt,
  • Mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi,
  • Đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới.

Với nữ giới, lậu có thể để lại một số biến chứng như:

  • Viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin,
  • Viêm vòi trứng, buồng trứng và viêm hố chậu có thể gây chửa ngoài tử cung,
  • Vô sinh,
  • Viêm hậu môn, trực tràng.

Điều trị lậu như thế nào?

Nguyên tắc điều trị lậu đó là điều trị cả bạn tình của bệnh nhân. Với phác đồ điều trị lậu không biến chứng sẽ sử dụng một trong các thuốc sau:

  • Cefixim  uống liều duy nhất 400 mg, hoặc
  • Cetriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
  • Spectinomycin 2 gam tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
  • Cefotaxim 1gam tiêm bắp liều duy nhất.

Với bệnh nhân chưa xác định rõ nhiễm lậu hay Chlamydia, sử dụng phối hợp một số thuốc sau để điều trị bao vây:

  • Azithromycin 1gam uống liều duy nhất, hoặc
  • Doxycyclin 100 mg uống 2 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc
  • Tetracyclin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc
  • Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

Lưu ý: Không dùng Doxycyclin và Tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Phòng chống bệnh lậu như thế nào?

Để giảm nguy cơ mắc lậu, cần thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Quan hệ chung thủy, nên chỉ có một bạn tình duy nhất,
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,
  • Không quan hệ tình dục với những người có biểu hiện của bệnh,
  • Không sử dụng chung đồ vật với người khác, đặc biệt là đồ dùng dễ dính máu,
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Vừa rồi, mình đã chia sẻ “Bệnh lậu là gì?” và một số điều cần biết về bệnh lậu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và những người thân yêu. Phòng khám Hải Đăng luôn đồng hành cùng sức khỏe của bạn.

Bài viết tham khảo:

Top 5 địa chỉ uy tín điều trị lậu tại Hà Nội

Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết

Hãy đến ngay với Phòng Khám Hải Đăng để được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

️  Hotline: 024 7308 3838 – 038.991.5664 hoặc 0973.185.165

⏰ Làm việc: 09:00 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG