alt

‘CĂNG THẲNG THIỂU SỐ’ Ư?

  Thứ Tue, 14/12/2021

Đã bao giờ bạn cảm thấy vì là người LGBTIQ+ mình phải lo lắng về rất nhiều thứ chưa? Nào thì chuyện come out, bị kì thị, bị phân biệt đối xử, phải lựa mà cư xử trước những người không ủng hộ mình, rồi tự vấn liệu việc mình là người LGBTIQ+ thì có đúng hay không. Tuy bạn ít nhiều đã biết rằng vô vàn những lo lắng này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần của bản thân, hãy tìm hiểu sâu hơn về những lo lắng này và gọi được cái tên đích danh của chúng nhé!

Tập hợp các lo lắng nói trên được gọi là ‘Căng thẳng thiểu số’. Theo Meyer (2003), khi một nhóm thiểu số phải sống và thích nghi với phong tục, tư tưởng, và giá trị của nhóm đa số trong xã hội, những người thuộc nhóm thiểu số sẽ dễ gặp phải nhiều căng thẳng. Đối với người LGBTIQ+, những căng thẳng này bắt nguồn từ việc chúng ta phải trải nghiệm rất nhiều bất công về mặt luật pháp và cơ cấu xã hội, kì thị, phân biệt đối xử, bị bạo lực hoặc hành hung từ những người xung quanh, và những thái độ tiêu cực về chính tính dục và bản dạng giới của bản thân.

❗️ Biểu hiện của ‘Căng thẳng thiểu số’ ư?
➖ Suy nghĩ nhiều về những lần bản thân đã bị phân biệt đối xử, kì thị, bạo lực hoặc hành hung bởi vì tính dục hoặc giới
➖ Lo lắng về việc có thể sẽ bị phân biệt đối xử, kì thị, bạo lực hoặc hành hung bởi vì tính dục hoặc giới ở một môi trường nào đó
➖ Suy nghĩ một cách tiêu cực về tính dục hoặc giới của bản thân

❗️ 3 tính chất đặc trưng của ‘Căng thẳng thiểu số’?
⚪️ Đặc thù: Những căng thẳng nói trên không áp dụng với những người không thuộc cộng đồng LGBTIQ+
⚪️ Trường kỳ: Những căng thẳng nói trên sẽ tái diễn xuyên suốt cuộc đời của người LGBTIQ+
⚪️ Phụ thuộc vào môi trường xã hội: Mức độ và loại của những căng thẳng nói trên còn tuỳ thuộc vào điều kiện, văn hoá, môi trường xã hội nơi người LGBTIQ+ sinh sống

❗️ Đâu là những ảnh hưởng về sức khoẻ tinh thần của ‘Căng thẳng thiểu số’?
🔘 Dẫn tới vấn đề dằn vặt tâm lý
🔘 Dẫn tới trầm cảm, lo âu, và nguy cơ tự tử cao hơn
🔘 Dẫn tới khả năng thích ứng với căng thẳng nói chung kém hơn
🔘 Góp phần hình thành thói quen trốn tránh và kém thích nghi với các vấn đề trong cuộc sống
🔘 Gia tăng vấn đề lạm dụng sử dụng chất và rượu
🔘 Làm gia tăng hành vi tình dục có nguy cơ cao và khả năng mắc HIV

Điều quan trọng của bài viết này không chỉ nằm ở việc học cách nhận diện Căng thẳng thiểu số mà còn nằm ở việc chúng ta hoàn toàn có thể tìm những cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho bản thân để phòng ngừa những ảnh hưởng của Căng thẳng thiếu số. Khi được trao đổi với một nhà tham vấn, bạn sẽ có cơ hội được nhìn lại trải nghiệm của mình với tư cách là người LGBTIQ+ một cách khách quan nhất và tìm ra những phương hướng đối phó với những lo lắng thiểu số một cách hiệu quả và phù hợp nhất với chính bạn!

Bạn ơi, bạn có biết Phòng khám Hải Đăng có dịch vụ tư vấn tâm lý dành cho người LGBTIQ+ bởi người LGBTIQ+ không? Tham vấn viên của chúng mình thuộc cộng đồng, sẵn sàng lắng nghe tất cả những tâm sự của bạn, và sẽ hỗ trợ bạn được qua cả hình thức trực tiếp lẫn online. Đừng ngại, hãy để chúng mình chia sẻ cùng bạn nhé!
…………………..…………………...
PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG
Chuyên nghiệp - Tận tâm - Bảo mật - Nhanh chóng
🏥 Địa chỉ: Số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
☎ Hotline: 097.969.3436 - 038.658.1719 - 0377.503.283
🌐 Website: https://phongkhamhaidang.com
#Lighthouse_Clinic #MentalhealthHD
#HealthyLifeStyle #MyHealthMyChoice
#Suckhoecuatoi_Luachoncuatoi
#Toichonsongkhoe
#Toichonphongcachkhoe #ToichonPhongkhamHaidang
#USCDC #HAIVN #VIIVHealthcare #MPact

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG