Gần đây, đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều quốc gia và đã được WHO tuyên bố là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Đậu mùa khỉ là gì? Căn bệnh này bắt nguồn từ đâu? Và nó có gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đậu mùa khỉ là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus thuộc họ Poxvirid gây ra. Bệnh xuất hiện lần đầu tại Đan Mạch vào những năm 1958 trong những đàn khỉ nuôi để thí nghiệm. Chính vì vậy, căn bệnh này được lấy tên là đậu mùa khỉ. Vào những năm 1970, đậu mùa khỉ mới được phát hiện ở người.
Nguồn gốc và cách thức lây truyền của đậu mùa khỉ
Đậu mùa khỉ là loại virus lưu hành và thường ký sinh ở một số loài thú có vú nhỏ như chuột, khỉ,…Bệnh có khả năng lây truyền từ động vật sang ngươi khi có tiếp xúc dịch cơ thể, bao gồm các giọt nước bọt, các giọt bắn đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vết thương trên da.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích cho việc bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh mẽ từ người sang người. Giả thuyết bệnh lây qua đường tình dục là giả thuyết được nhiều người ủng hộ.
Ai là người dễ mắc đậu mùa khỉ?
Bất cứ ai có tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Những người đã tiêm vắc xin ngừa đậu mùa có khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng nhạy cảm có khả năng mắc bệnh cao hơn và cần được chú ý đến sức khỏe hơn. Nhóm đối tượng đó bao gồm: Trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh nền suy giảm miễn dịch. Nhân viên y tế cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao do có thể phơi nhiễm với virus trong thời gian dài.
Đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?
Ngoài câu hỏi: “Đậu mùa khỉ là gì?” thì “Đậu mùa khỉ có nguy hiểm tới tính mạng không?” cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Đậu mùa khỉ là một chứng bệnh hiếm gặp và mới chỉ bùng phát trong khoảng thời gian gần đây. Bệnh có biểu hiện nhẹ hơn đậu mùa và phần lớn sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Đa phần, bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ sẽ khỏi bệnh trong vòng 2-4 tuần.
Hiện nay, có 2 chủng đậu mùa khỉ chính là:
- Chủng Congo: biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong khoảng 10%
- Chủng Tây Phi: nhẹ hơn với tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Hiện nay, các bệnh nhân ở Anh chủ yếu mắc chủng Tây Phi.
Tuy nhiên, với một số nhóm đối tượng nhạy cảm, có hệ miễn dịch kém thì bệnh có thể gây nên một số biến chứng nặng. Theo các số liệu thống kê, từ 3 - 6% bệnh nhân đã tử vong vì căn bệnh này do không phát hiện và điều trị sớm.
Vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu “Đậu mùa khỉ là gì?” và sự nguy hiểm của căn bệnh này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có những góc nhìn tổng quát về căn bệnh đậu mùa khỉ. Phòng khám Hải Đăng luôn đồng hành cùng sức khỏe của bạn!
Bài viết tham khảo:
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là gì? Cách chẩn đoán đậu mùa khỉ
Điều trị và phòng ngừa đậu mùa khỉ bằng cách nào?
Hãy đến ngay với Phòng Khám Hải Đăng để được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm ngay hôm nay.
Thông tin liên hệ:
🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
☎️ Hotline: 024 7308 3838 – 038.991.5664 hoặc 0973.185.165
⏰ Làm việc: 09:00 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)