Thực hiện bởi Asia Nguyễn, cố vấn hệ thống y tế của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam
Kể từ năm 2017, chính phủ Việt Nam và cộng đồng người có H đã sát cánh cùng nhau như những người sớm áp dụng các phát hiện mạnh mẽ của Không phát hiện = Không lây truyền, chứng minh rằng một người đạt ức chế vi rút (với tải lượng vi rút <200 bản sao/ml) không thể lây truyền HIV qua đường tình dục. Trong tiếng Việt, K = K: “Không phát hiện = Không lây truyền”. Phong trào thành công của Việt Nam cho thấy sự tán thành, ủng hộ đối với khoa học mang tính thống nhất cao về các khía cạnh chính trị, cộng đồng và chương trình và việc sử dụng thông điệp để trao quyền cho cộng đồng và vì sự xuất sắc của chương trình. Thông qua sự vận động hiệu quả và sự lãnh đạo cởi mở và đổi mới, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) chứng thực K = K trong chính sách. Cùng với chính sách này, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có trên 97% khách hàng điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ART) đạt tải lượng vi rút không phát hiện được, đạt được cả hai dấu mốc này vào năm 2019.
Việt Nam nhanh chóng xác định tính linh hoạt của thông điệp K = K trong việc giảm kỳ thị và kiểm soát dịch bệnh. K = K áp dụng cho toàn bộ mô hình đa bậc trong chăm sóc, điều trị HIV - từ việc biết tình trạng nhiễm HIV đến tiếp cận điều trị để đạt được ức chế vi rút. Với sự liên minh hiệu quả của các nhà lãnh đạo chính phủ và cộng đồng, các nhà cung cấp dịch vụ y tế, các nhà lãnh đạo và những người có ảnh hưởng, và cộng đồng người có H quốc tế, K = K đã trở thành một lời kêu gọi hành động đối với các quan niệm và định kiến lạc hậu về việc sống chung với HIV.
Các thành tựu đạt được bao gồm việc chủ động phổ biến thông điệp K = K thông qua các phương thức và nền tảng đa dạng, ban đầu cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế và khách hàng HIV, sau đó rộng hơn đến các nhóm quần thể đích và công chúng. Hai chiến dịch thành công, đó là “Tôi dương tính, anh ấy/cô ấy sẽ không bao giờ như vậy” và “HIV+ Ước mơ, Đam mê, Cuộc sống của bạn”, tán dương K = K là thông điệp mang tính đột phá cho các cá nhân, các cặp đôi và cộng đồng. Chiến dịch quốc gia “HIV +” đã thách thức việc định khung và kỳ thị lâu nay coi HIV như một bản án tử hình và thúc đẩy sự tự do, sức khỏe và tuổi thọ là kết quả đạt được từ ức chế vi rút. Chiến dịch quốc gia “HIV +” đã có tác động sâu rộng trên các nền tảng truyền thông xã hội với mức độ tương tác cao hơn gấp 5 lần so với chiến dịch kỹ thuật số trung bình của Việt Nam, và tại các không gian công cộng, bao gồm các trạm dừng xe buýt đô thị và biển quảng cáo ngoài trời với trung bình 5,6 triệu lượt xem hàng tháng.
Những thông điệp này đã gây được tiếng vang. Anh Nguyễn Anh Phong, trưởng nhóm phía nam Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam (VNP +), chia sẻ “Khi mới được chẩn đoán, những người sống với HIV (PLHIV) thường hỏi tôi “Tôi sẽ sống được bao lâu?”. Bây giờ, với K = K, họ hỏi, "bao lâu nữa cho đến khi tôi đạt tải lượng vi rút không phát hiện được?”
Sự chấp nhận các yếu tố khoa học K = K ở các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được thúc đẩy thông qua thông điệp y tế công cộng phù hợp nhằm giải quyết những lo ngại về khả năng áp dụng cho các đường lây truyền khác với các tài liệu, công tác đào tạo và các bộ công cụ mang tính chuyên sâu. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát về mức độ hiểu biết về tải lượng vi rút của các khách hàng điều trị ARV tại 3 tỉnh cho thấy chỉ có 53% có thể báo cáo chính xác kết quả của họ. Những phát hiện này cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc truyền thông việc kết quả tải lượng vi-rút có thể biến đổi thành chất lượng cuộc sống tốt hơn, bao gồm cả sức khỏe tâm thần.
Để tận dụng toàn bộ tiềm năng của K = K, cần có những nỗ lực khác cho những người sống chung với HIV để nắm bắt thông điệp như một nền tảng để trao quyền cho cộng đồng một cách công khai và chống lại sự tự kỳ thị để có được sức khỏe tâm thần và kết quả sức khỏe tốt hơn. Ông Đoàn Thanh Tùng, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Hải Đăng lưu ý: “Sự tự kỳ thị trong các nhóm quần thể đích và người có H ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc của họ”.
Kết quả sơ bộ về Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị cho thấy 43% người có H được khảo sát cho biết cảm thấy lo lắng và phiền muộn, với một tỷ lệ tương tự cho biết xấu hổ về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trong số những người được khảo sát, 88% cho biết không thể tiết lộ tình trạng của họ và che giấu với người khác. Nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ có nhiều khả năng báo cáo bị kỳ thị và phân biệt đối xử hơn các nhóm khác tham gia vào nghiên cứu.
“K = K là hy vọng, động lực và niềm tin để cộng đồng người có H duy trì việc tuân thủ điều trị ARV. Tuy nhiên… chúng ta cần nhiều hơn nữa các hoạt động quảng bá K = K một cách nhất quán và thường xuyên để những người có H có thể tự tin khẳng định với mọi người rằng “Tôi là người không thể lây nhiễm cho người khác” - Ông Nguyễn Anh Phong, VNP +.
Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết những thách thức về sự kỳ thị đã ăn sâu bám rễ trong cộng đồng và sự tự kỳ thị cũng như sức khỏe tâm thần mà các nhóm quần thể đích và người có H phải đối mặt?
Thông qua việc lan tỏa thông điệp K = K lên thành thông điệp dự phòng bằng thuốc kháng vi rút (ARV) và “trạng thái trung tính với HIV”: Như một tiến trình tự nhiên của K = K, Việt Nam đang chuẩn bị cho chiến dịch “Yêu mới khó… Phòng ngừa HIV có ngại gì” phát động vào tháng 6 năm 2021. Thông điệp cốt lõi của chiến dịch mới là với việc sử dụng thuốc ARV, chúng ta có thể ngăn ngừa các ca nhiễm HIV mới. Thông qua PrEP và ức chế vi rút, và thuốc ARV để ngăn ngừa và điều trị HIV, chúng ta có thể chấm dứt đại dịch HIV. Người có HIV sẽ sống lâu, sống khỏe mạnh và bớt phải đối mặt với sự kỳ thị. Với chiến dịch này, chúng ta cũng thúc đẩy sự lan tỏa thông điệp lên một mô thức về trạng thái trung tính. Trạng thái trung tính với HIV mô tả một thế giới nơi những người có H không thể lây nhiễm cho bất kỳ ai và những người âm tính với HIV không thể bị lây nhiễm. Chính phủ và cộng đồng cần tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng các chương trình HIV thúc đẩy các dịch vụ trung tính với HIV bằng cách cung cấp cho các cá nhân, các cặp đôi và cộng đồng loại thuốc dự phòng cần thiết, dưới hình thức điều trị như là biện pháp dự phòng cho những người sống chung với HIV hoặc PrEP cho những người âm tính với HIV.
Bác sĩ Eric Dziuban, Giám đốc quốc gia, CDC Việt Nam đồng ý với quan điểm này. “Tôi chúc mừng Việt Nam đã thành công đối với chương trình K=K. Sự lãnh đạo chính trị có cam kết và vận động cộng đồng thành công đã mở ra cánh cửa cho việc cung cấp dịch vụ HIV sáng tạo và thông điệp mang tính chuyển đổi nhằm trao quyền cho cộng đồng. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của công tác đáp ứng với HIV, trong đó K=K và PrEP- dự phòng trước phơi nhiễm- là con đường trọng tâm để chấm dứt đại dịch ”.
Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ không kỳ thị và trung tính với HIV mang tính thân thiện, cần có thiết kế do cộng đồng dẫn dắt về các can thiệp cấu trúc xã hội nhằm giải quyết tính liên tầng định kiến giữa HIV, giới tính, tình dục, sở thích tình dục và sự bất bình đẳng. Thông qua việc lập bản đồ, hiểu, thiết kế và thực hiện các can thiệp dài hạn nhằm giải quyết bất bình đẳng xã hội và y tế, các cộng đồng được trao quyền để loại bỏ các yếu tố gây nên kỳ thị và thiết lập một thế giới nơi tình trạng nhiễm HIV không còn quan trọng. Việc này sẽ không dễ dàng - câu trả lời cũng sẽ không rõ ràng - nhưng chúng ta có thể bắt đầu với một khung trao quyền K=K.
“Chiến dịch K = K… truyền đi một thông điệp tích cực thách thức những định kiến và quan niệm sai lầm về HIV. Nó thúc đẩy sự chia sẻ và cảm thông trong xã hội với những người có H. Mặc dù vẫn còn một quá trình dài để giải quyết tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội, nhưng chiến dịch K = K đã đặt nền móng vững chắc.”- Ông Đoàn Thanh Tùng, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Hải Đăng.
Tiến triển của phong trào K = K ở Việt Nam đã cho thấy thông qua một thông điệp thống nhất mạnh mẽ và cam kết chính trị, chúng ta có thể thúc đẩy sự thay đổi trong thái độ và nhận thức về HIV. Chúng ta có thể tiếp tục cải thiện khả năng tiếp nhận dịch vụ và hiểu biết về sức khỏe ở những người có H và các nhóm quần thể đích. Bước tiếp theo là cộng đồng tận dụng K = K để loại bỏ sự kỳ thị trong cộng đồng và sự tự kỳ thị. Thông qua việc trao quyền cho cộng đồng và một thế giới ở trạng thái trung tính với HIV, chúng ta có thể hướng tới mục tiêu ba Không, chấm dứt HIV trong thời đại của chúng ta.
Bà Asia Nguyễn là cố vấn hệ thống y tế cho Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam. Kể từ năm 2017, CDC, với sự hỗ trợ của PEPFAR, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ để mở rộng quy mô chương trình K = K của Việt Nam, phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam, Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam, Doanh nghiệp xã hội Hải Đăng, Tổ chức Hợp tác vì sự phát triển y tế Việt Nam, và nhiều bên liên quan khác.