alt

LIỆU BẠN ĐANG “BUỒN” HAY TRẦM CẢM”?

  Thứ Tue, 14/12/2021

Rất nhiều người có lầm tưởng rằng trầm cảm chỉ có ở ít người và họ sẽ luôn tìm tới hành vi tự tử. Thế nhưng trầm cảm lại vấn đề tâm lý thường gặp nhất trên toàn thế giới. Ước tính, ở thời điểm hiện tại, có 4% dân số tại Việt Nam tức 3,564,934 người mắc trầm cảm (World Population Review, 2021). Hơn nữa, tỉ lệ mắc trầm cảm ở cộng đồng LGBTIQ+ cao hơn gấp đôi so với những người dị tính khác. Vậy thì trầm cảm là một khó khăn về tâm lý đáng quan tâm với cộng đồng của chúng ta nhỉ?

Chúng ta có thể thường sử dụng từ “trầm cảm” rất bông đùa trong các cuộc nói chuyện rôm rả với bạn bè nhưng thật sự “trầm cảm” và “buồn” khác nhau ở đâu?

Cảm giác “buồn buồn” là một cảm giác ai cũng trải qua khi một điều gì đó không xảy ra theo ý của mình hay đơn giản hôm nay trời mưa suốt và chúng ta trở nên tâm trạng hơn. Nhưng cảm giác “buồn buồn” này luôn trôi qua rất nhanh và thường chúng ta không nhớ gì về nó cả.

Nhưng, “trầm cảm” là một khó khăn về tâm lý kéo dài mỗi ngày trong hơn 2 tuần trở lên và ảnh hưởng trầm trọng tới các sinh hoạt mỗi ngày. Nếu bạn trải nghiệm 5 hoặc hơn các triệu chứng sau đây, bạn hãy cân nhắc những lựa chọn chăm sóc phù hợp nhé!
1. Cảm giác buồn rầu và trống rỗng
2. Không còn thấy niềm vui trong những thứ mà mình hằng ưa thích
3. Tăng hoặc giảm cân nặng đột ngột (khi không ăn kiêng)
4. Khó ngủ hoặc mất ngủ
5. Luôn trong tâm trạng khó chịu, mệt mỏi, và “người như đi mượn”
6. Cảm thấy tuyệt vọng và chán chường
7. Gặp khó khăn tập trung và suy nghĩ
8. Thường xuyên gặp những suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Có thể, ở Việt Nam, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần còn chưa phổ biến nhưng điều đó không có nghĩa là, khi cơ thể đang truyền “tín hiệu” với bạn qua các triệu chứng trên, bạn nên mặc kệ chúng. Hãy nghĩ đơn giản giống như việc nếu bạn cảm lạnh và bị sốt thì bạn sẽ nghỉ ngơi, uống thuốc, và giữ gìn cơ thể hơn! Vậy nếu chúng ta có những dấu hiệu trầm cảm, chúng ta có thể chăm sóc bản thân như sau:

✅Thực hiện những bài tập nhỏ: Mỗi khi bạn cảm thấy khó ngủ hay dồn dập đón nhận nhiều những suy nghĩ tiêu cực thì hãy lôi một cuốn nhật kí ra. Ghi tất cả những suy nghĩ đó lên giấy. Và hãy cất nó đi khi dòng suy nghĩ đã giảm bớt. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy không còn chút động lực nào để làm bất cứ điều gì, hãy thưởng cho bản thân một thứ gì đó sẽ làm bạn lấy lại chút hăng hái. Thậm chí thưởng cho bản thân những phần quà nhỏ nhỏ hơn để khích lệ bản thân dần dần.
✅Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia am hiểu về vấn đề LGBTIQ+: Giống như bất kì vấn đề trong cơ thể nào, bạn không thể tự kê đơn hay chữa cho bản thân được, đúng không? Đối với trầm cảm cũng vậy, chúng ta cần tin tưởng những chuyên gia tâm lý. Đặc biệt, việc tin tưởng họ có thể dễ dàng hơn rất nhiều nếu chính họ là người LGBTIQ+ hoặc thân thiện với LGBTIQ+. Các nhà tham vấn chắc chắn sẽ rất có ích khi sát cánh bên bạn để dần vượt qua những khó khăn về trầm cảm.

Bạn ơi, bạn có biết Phòng khám Hải Đăng có dịch vụ tư vấn tâm lý không? Tham vấn viên của chúng mình là một người LGBTIQ+, sẵn sàng lắng nghe tất cả những tâm sự của bạn, và sẽ hỗ trợ bạn được qua hình thức online ngay cả trong tình hình COVID-19 hiện tại. Bạn đừng ngại và hãy gọi tới HOTLINE của Hải Đăng nhé!

…………………..…………………...
PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG
Chuyên nghiệp - Tận tâm - Bảo mật - Nhanh chóng
🏥 Địa chỉ: Số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
☎ Hotline: 097.969.3436 - 038.658.1719 - 0377.503.283
🌐 Website: https://phongkhamhaidang .com
#Lighthouse_Clinic #STIs #discount
#HealthyLifeStyle #MyHealthMyChoice
#Suckhoecuatoi_Luachoncuatoi #Toichonsongkhoe
#Toichonphongcachkhoe #ToichonPhongkhamHaidang
#MentalhealthHD

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG