Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về đại dịch AIDS, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã mất vì đại dịch này. Năm 2021, Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS mang tới chủ đề: Chấm dứt bất bình đẳng, Chấm dứt AIDS, Chấm dứt đại dịch (End inequalities. End AIDS. End pandemics)
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã tham gia dẫn dắt và truyền cảm hứng cho thế giới nhằm đạt được mục tiêu không có ca nhiễm HIV mới, không phân biệt đối xử và không có ca tử vong liên quan đến AIDS. UNAIDS kêu gọi sự nỗ lực của 11 tổ chức của Liên hợp quốc gồm UNHCR, UNICEF, WFP, UNDP, UNFPA, UNODC, UN Women, ILO, UNESCO, WHO và Ngân hàng Thế giới cũng như hợp tác chặt chẽ với các đối tác khác trên toàn cầu cùng các quốc gia để có thể chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 như một phần của Các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Trong ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12, UNAIDS nhấn mạnh các vấn đề cấp thiết nhằm chấm dứt sự bất bình đẳng gây ra do AIDS và các đại dịch khác trên toàn thế giới.
Nếu như không có những biện pháp mạnh chống lại sự bất bình đẳng, thế giới sẽ có nguy cơ bỏ lỡ các mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030, cũng như để lại các hệ quả từ đại dịch COVID-19 kéo dài và cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội leo thang.
Đã bốn mươi năm qua kể từ khi các trường hợp AIDS đầu tiên được báo cáo. Cho đến thời điểm này HIV vẫn là nỗi lo ngại của toàn thế giới. Hiện tại, thế giới đang đi chệch hướng trong việc thực hiện cam kết chung để chấm dứt AIDS vào năm 2030 không phải vì thiếu kiến thức hoặc công cụ để đánh bại AIDS, mà là do sự bất bình đẳng về cấu trúc tạo ra cản trở các giải pháp đã được chứng minh có thể phòng ngừa và điều trị HIV.
Bất bình đẳng về kinh tế, xã hội, văn hóa và pháp luật phải được chấm dứt nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030.
Mặc dù có một số ý kiến cho rằng thời điểm khủng hoảng này không phải là thời điểm thích hợp để ưu tiên giải quyết những bất công xã hội đang tiềm ẩn, nhưng rõ ràng là nếu như không làm như vậy, các cuộc khủng hoảng vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và không thể giải quyết. .
Giải quyết bất bình đẳng là một lời cam kết toàn cầu có tính lâu dài, tính đồng thời mang tính cấp thiết. Năm 2015, tất cả các quốc gia đã cam kết giảm thiểu và xóa bỏ bất bình đẳng trong chính các quốc gia như một phần của Các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Chiến lược phòng chống AIDS toàn cầu 2021-2026: Chấm dứt bất bình đẳng, chấm dứt AIDS và Tuyên bố chính trị về AIDS được thông qua tại Hội nghị cấp cao về AIDS của Liên Hợp Quốc vào năm 2021 được coi như một sự chấm dứt bất bình đẳng thực chất. .
Mang tính chất quan trọng trong việc chấm dứt AIDS, giải quyết bất bình đẳng sẽ thúc đẩy quyền con người của các nhóm cộng đồng yếu thế và những người đang sống chung với HIV, tạo nền tảng tốt hơn cho xã hội để có thể đánh bại COVID-19 và các đại dịch khác và nhằm hỗ trợ phục hồi và ổn định kinh tế. Thực hiện cam kết giải quyết bất bình đẳng sẽ có thể cứu sống hàng triệu người và sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Nhưng để chấm dứt bất bình đẳng đòi hỏi sự thay đổi rõ rệt. Các chính sách chính trị, kinh tế và xã hội cần bảo vệ quyền của mọi người và chú ý đến nhu cầu của các cộng đồng yếu thế
Phòng khám Hải Đăng vẫn luôn là một trong những tổ chức xã hội tiên phong trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, nỗ lực giảm kì kì thị, phân biệt đối xử, mang lại sự công bằng, bình đẳng và cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh cho những người sống chung với HIV thông qua việc nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Phòng khám Hải Đăng tự tin là một địa chỉ uy tín thân thiện với cộng đồng, đi đầu trong việc phòng chống HIV cho nhóm cộng đồng yếu thế, góp phần thúc đẩy mục tiêu chung chấm dứt bất bình đẳng, chấm dứt AIDS, chấm dứt đại dịch. Phòng khám Hải Đăng đã và đang là cầu nối trong việc thực hiện các chính sách, các giải pháp hỗ trợ cho những người lây nhiễm với HIV, đồng thời thúc đẩy bình đẳng cho những cộng đồng yếu thế khác. Đi đôi với việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ là các dự án nâng cao nhận thức, tinh thần cho các cộng đồng yếu thế trong việc phòng chống HIV/AIDS như: Xét nghiệm và cung cấp dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) miễn phí cho những người có nguy cơ cao lây nhiễm với HIV, điều trị ARV cho những người sống chung với H và hỗ trợ các vấn đề sức khỏe và tinh thần, pháp lý cho họ. Hải Đăng luôn tự hào là một địa chỉ thân thiện với cộng đồng, luôn nỗ lực mang lại những thay đổi tích cực cho các cộng đồng yếu thế, đóng góp vào mục tiêu chung của thế giới: Chấm dứt bất bình đẳng, chấm dứt AIDS, chấm dứt đại dịch.