alt

PHƠI NHIỄM HIV LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ PHƠI NHIỄM HIV CÓ KHỎI KHÔNG?

  Thứ Fri, 12/11/2021

 

Phơi nhiễm HIV là gì ? Điều trị phơi nhiễm HIV có khỏi không ? Đây là những câu hỏi rất nhiều người thắc mắc đối với HIV. Phơi nhiễm HIV là việc tiếp xúc với vùng da tổn thương của người bình thường với các máu hoặc dịch cơ thể của người HIV. Hãy cùng phòng khám Hải Đăng tìm hiểu về phơi nhiễm HIV và liệu có thể điều trị được không qua bài viết dưới đây 

Phơi Nhiễm Là Gì Và Cách Xử Lý Khi Gặp Phải Từng Trường Hợp Cụ Thể

 

Phơi nhiễm là gì?

Bộ Y Tế định nghĩa việc phơi nhiễm HIV là sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người bình thường đối với máu, mô, dịch cơ thể của người nhiễm HIV dẫn tới nguy cơ phơi nhiễm HIV.

Không phải ai phơi nhiễm với HIV cũng sẽ bị HIV mà còn phải phụ thuộc theo mức độ của hành vi. Vì thế khi bạn gặp trường hợp rủi ro phơi nhiễm HIV thì việc xử lí phơi nhiễm là rất quan trọng để hạn chế nguy cơ dương tính với HIV. 

Các trường hợp phơi nhiễm HIV

 

Sau khi đã có khái niệm về phơi nhiễm ở phía trên, chúng ta đã có thể hiểu khái niệm phơi nhiễm là gì. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ những trường hợp dễ bị phơi nhiễm HIV để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. 

Phơi nhiễm HIV trong cộng đồng 

  • Phơi nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn như không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách. Hoặc trường hợp bị phơi nhiễm do bị cưỡng hiếp.
  • Phơi nhiễm do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn do người bị HIV vứt ra các khu vực công cộng có dính máu.
  • Do khi tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm bị kim đâm vào gây chảy máu.
  • Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn gây ra chảy máu.

Phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp 

  • Nhân viên y tế tiếp xúc với dịch ối, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng bụng của bệnh nhân nên nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.            
  • Những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm… bị thương chảy máu
  • Người bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của bệnh nhân bị vỡ đâm vào.
  • Máu hoặc dịch của người bệnh HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương hay niêm mạc mắt, mũi, họng.

Xử lý và điều trị khi bị phơi nhiễm HIV

Hiểu đúng về khái niệm "phơi nhiễm" | Vinmec

 

Cách điều trị và xử lý vết thương do phơi nhiễm là gì? Để điều trị phơi nhiễm HIV cần phải tuân thủ một số bước như sau: 


 

  • Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ ngay lập tức dưới vòi nước và rửa bằng xà phòng. Nên để vết thương tự chảy máu trong thời gian ngắn, không nặn bóp máu ra. Trường hợp bạn bị phơi nhiễm HIV qua niêm mạc mắt, mũi, miệng hãy rửa sạch bằng nước muối loãng trong 5 phút. 
  • Bước 2: Báo cáo người phụ trách tại các đơn vị y tế và làm biên bản  trong đó ghi đầy đủ ngày, giờ bị phơi nhiễm.
  • Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ vết thương và diện tích tiếp xúc.
  • Bước 4: Xác định tình trạng bệnh HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
  • Bước 5: Xác định tình trạng bệnh HIV của đối tượng bị phơi nhiễm. Trường hợp kết quả xét nghiệm HIV dương tính chứng tỏ họ đã nhiễm HIV từ trước. Nó không phải do nguyên nhân phơi nhiễm. Lúc này cần chuyển người bị phơi nhiễm đến cơ sở chuyên điều trị HIV.
  • Bước 6: Tư vấn các nguy cơ và khả năng có thể xảy ra cho người bị phơi nhiễm.
  • Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV tối ưu nhất trong vòng 72 giờ đối với bệnh nhân bị phơi nhiễm.

Điều trị phơi nhiễm HIV có khỏi không?

Phơi nhiễm là gì và những điều cần tuân thủ khi điều trị đã được chia sẻ đến bạn ở trên. Điều trị phơi nhiễm HIV có hiệu quả không? Hiệu quả khi điều trị phơi nhiễm sớm có thể đạt được 95-99%. Lưu ý hiệu quả điều trị cao nhất trong khoảng vài giờ đầu sau khi phơi nhiễm. Mức độ hiệu quả điều trị sẽ giảm dần và không hiệu quả sau 72 giờ kể từ lúc phơi nhiễm. 

Sự phơi nhiễm HIV không xảy ra ngay lập tức mà sẽ có thời gian xen giữa giai đoạn phơi nhiễm và sự xuất hiện của HIV. Lúc này, điều trị ARV có thể dự phòng nhiễm HIV toàn thân cho người bị phơi nhiễm.

Tuy nhiên, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm được dùng trong những tình huống tai nạn bất ngờ. Đây không phải là một biện pháp dự phòng lâu dài sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Vì thế, bên cạnh đó bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ khác khỏi nguy cơ phơi nhiễm HIV như sử dụng bao cao su…

Với những chia sẻ ở trên chúng ta đã hiểu phơi nhiễm là gì? Phơi nhiễm HIV có thể phòng ngừa và điều trị nếu kịp thời và nhanh chóng. Người phơi nhiễm HIV có thể điều trị dự phòng để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. 

Vì thế, bạn cần phải thật bình tĩnh và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn khi bị phơi nhiễm HIV. Hãy truy cập website https://phongkhamhaidang.com/ để cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe mới nhất. Hoặc có thể để lại thông tin liên hệ dưới bài viết, đội ngũ tư vấn sẽ phản hồi lại ngay.

 

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG