Một người phụ nữ mắc bệnh bạch cầu đã trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ và là người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi HIV sau khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc.
Một bệnh nhân người Mỹ mắc bệnh bạch cầu tủy sống đã trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi nhiễm HIV sau khi được ghép tế bào gốc của một người có khả năng chống lại virus HIV một cách tự nhiên.
Sau khi thực hiện phương pháp cấy ghép tế bào gốc cách đây 4 năm, đến nay bệnh nhân 64 tuổi đã ngừng sử dụng thuốc điều trị HIV và hiện ở tình trạng “không triệu chứng và khỏe mạnh”, theo Hãng tin NBC.
Người phụ nữ này được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2013 và bệnh bạch cầu vào năm 2017. Vif vậy, cô được tiến hành phương pháp cấy ghép tế bào gốc để chống lại hai căn bệnh cùng lúc.
Để làm được điều này, các bác sĩ phải tìm được người hiến tặng có một đột biến gien hiếm gặp khiến họ có khả năng kháng lại vi rút. Những người có đột biến gien này thường là người Bắc Âu, và thậm chí chỉ có 1% dân số ở đó có nó.
Sau đó, các bác sĩ thực hiện cấy ghép dây rốn tự nhiên sử dụng máu dây rốn và tủy xương từ người hiến tặng. Máu dây rốn giúp chống lại bệnh ung thư máu - như bệnh bạch cầu mà bệnh nhân nữ mắc phải, trong khi tủy xương cung cấp tế bào gốc cho cơ thể. Vì máu cuống rốn thường không có hiệu quả đối với người lớn giống như ở trẻ em, nên việc cấy ghép tế bào gốc có thể giúp tăng hiệu quả của nó.
Sau khi nhận được “máu cuống rốn” để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính - bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo máu trong tủy xương - người phụ nữ này đã thuyên giảm và không có virus HIV trong 14 tháng mà không cần đến các phương pháp điều trị khác.
Ca bệnh này là một trong các trường hợp của nghiên cứu do Tiến sĩ Yvonne Bryson thuộc Đại học California Los Angeles và Tiến sĩ Deborah Persaud thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore dẫn đầu. Nghiên cứu này theo dõi 25 người nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc lấy từ “máu cuống rốn” để điều trị ung thư và các tình trạng nghiêm trọng khác.
Các bệnh nhân trong thử nghiệm đầu tiên trải qua hóa trị để tiêu diệt các tế bào miễn dịch ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc từ những cá nhân có đột biến di truyền cụ thể, trong đó chúng thiếu các thụ thể được virus sử dụng để lây nhiễm tế bào.
Các nhà khoa học tin rằng những người này sau đó phát triển một hệ thống miễn dịch kháng lại HIV.
Lewin cho biết cấy ghép tủy xương không phải là một chiến lược khả thi để chữa khỏi hầu hết những người nhiễm HIV, tuy nhiên, báo cáo “khẳng định rằng một phương pháp chữa trị HIV hoàn toàn khả thi và có thể tăng cường việc sử dụng liệu pháp gen như một chiến lược chữa HIV”.
Nghiên cứu cho thấy rằng một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công là việc cấy ghép các tế bào kháng HIV. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng một tác dụng phụ của ghép tế bào gốc phổ biến được gọi là “bệnh ghép trên vật chủ”, trong đó hệ thống miễn dịch của người hiến tấn công hệ thống miễn dịch của người nhận.