alt

Sức mạnh của PrEP trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

  Thứ Thu, 31/12/2020

Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 210.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. HIV luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc triển khai điều trị PrEP chính là một trong những“vũ khí” tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan. Độc giả tham khảo các thông tin sau để dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân mình.

PrEP là gì? Những đối tượng nào cần điều trị PrEP?
PrEP – là viết tắt của từ tiếng Anh (Pre-Exposure Prophylaxis), có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV, và điều trị PrEPlà sử dụng thuốc kháng virút (ARV) đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Đối tượng sử dụng của PrEP là tất cả những người chưa nhiễm HIV; những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV như: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người chuyển giới nữ, người bán dâm, bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng vi rút HIV trên 200 bản sao/ml,chưa đạt mức ức chế và những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).

Điều trị PrEP có những lợi ích gì?
Các nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới đã chứng minh: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV.
PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao vi rút mới. Nếu dùng đúng, đều và đủ có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến trên 90% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên Thế giới.

Thuốc điều trị PrEP uống như thế nào? Phải dùng sau bao lâu mới có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV?
Hiện nay, điều trị PrEP bằng thuốc ARV có chứa Tenofovir/Emtricitabine (TDF/FTC) hàm lượng TDF/FTC 300/200mg: uống 1 viên/ngày. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.PrEP có thể đạt hiệu quả và có tác dụng bảo vệ: Sau khi uống đủ 7 liều đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn (thường với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới – MSM) Và sau khi uống đủ 21 liều với quan hệ tình dục qua đường âm đạo và qua đường máu.

Thuốc PrEP có an toàn không? Có tác dụng phụ không? Đối với những trường hợp nào chống chỉ định sử dụng PrEP?
Thuốc sử dụng trong điều trị PrEP khá là an toànvà hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Ít tác dụng phụ và có thể gặp:Dấu hiệu đường tiêu hóa; 10% số người sử dụng có đau đầu: Thường nhẹ, tự khỏi sau 1-2 tuần; Có thểgiảm nhẹ chức năng thận và mật độ khoáng của xương nhưng hồi phục sau khi ngừng thuốc.
Những trường hợp chống chỉ định sử dụng PrEP bao gồm:
– Những người HIV dương tính hoặc chưa xác định được
– Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính
– Rối loạn chức năng thận (độ thanh thải Creatinin ước lượng <60ml/phút)
– Dị ứng với TDF và FTC
– Phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ qua

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng PrEP không? Với phụ nữ muốn có thai sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Điều trị PrEP khá an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú có nguy cơ cao nhiễm HIV. Mặc dù các nghiên cứu PrEP không tập trung vào quần thể này nhưng có các dữ liệu về sử dụng an toàn TDF/FTC ở phụ nữ có thai/cho con bú nhiễm HIV.
Nếu phụ nữ muốn có thai mà bạn tình bị nhiễm HIV, thì có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con của mình không bị lây nhiễm bệnh.Đó là dùng PrEP đều đặn trong vòng 21 ngày trước khi quan hệ với bạn tình mà không dùng bao cao su và phải dùng mỗi ngày trong khi đang cố gắng để có thai và tiếp tục dùng PrEP cho 30 ngày sau lần cuối cùng quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.

Tại Hà Nội khách hàng có thể nhận dịch vụ PrEP ở đâu?
Tại Hà Nội, khách hàng có thể đến một số địa chỉ sau để được khám, tư vấn và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV:
Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng
Trung tâm y tế quận Long Biên
Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm
Trung tâm y tế quận Đống Đa
Trung tâm y tế quận Tây Hồ
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phòng khám Ánh sáng Hà Nội
Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng Hải Đăng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:

Phòng khám Hải Đăng

🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

☎️  Hotline: 024 7308 3838 

⏰ Làm việc: 09:00 – 17:30 (Thứ 2 – Thứ 7)

Viết bình luận của bạn:
Bình luận (4)
binh-luan

encouro

12/12/2022

cialis prices Santo, USA 2022 05 05 13 08 21

binh-luan

neigreeri

27/10/2022

best price for generic cialis BPE and MRI FGT are characteristics of normal breast tissue that are routinely assessed by radiologists from standard contrast enhanced MRI

binh-luan

eurocutty

22/08/2022

Cheap Augmentin stromectol precio As explained to me if you are going to sneeze grasp your head with both hands perhaps while holding a tissue to your nose to prevent the head from moving radically.

binh-luan

evonfew

02/04/2022

Wozunh https://oscialipop.com - Cialis Kuosmb generic cialis 5mg What Is Amoxicillin Antibiotic For Wyxaty Cwxprt https://oscialipop.com - cheap cialis online canadian pharmacy Viagra Achat Gratuit

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG