Sùi mào gà ở hậu môn và bệnh trĩ là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng khi chúng cùng xuất hiện tại một vị trí thì khiến rất nhiều người bệnh nhầm lẫn. Không ít trường hợp vì chẩn đoán sai bệnh dẫn đến điều trị sai thuốc, sai cách khiến sùi mào gà hậu môn trở nên nghiêm trọng, khó điều trị và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đời sống. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp những nhầm lẫn trong việc phân biệt hai căn bệnh này.
CÁCH PHÂN BIỆT SÙI MÀO GÀ HẬU MÔN VÀ TRĨ
Khi mắc bệnh sùi mào gà ở hậu môn hoặc bệnh trĩ thì người bệnh thường có một số biểu hiện tương tự như xuất hiện cục thịt thừa ở rìa hậu môn, chảy máu khi đại tiện, đau vùng hậu môn và đại tiện khó khăn. Chính điều này khiến không ít người bệnh nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này và có chẩn đoán sai lầm khiến bệnh phát triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí có trường hợp vì điều trị sai bệnh mà bị biến chứng thành ung thư hậu môn, đe dọa đến tính mạng.
Trên thực tế, sùi mào gà ở hậu môn và bệnh trĩ hoàn toàn khác nhau, chúng chỉ có một số điểm tương đồng. Nếu quan sát kỹ người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt hai căn bệnh này thông qua các triệu chứng điển hình sau đây.
Sùi mào gà
Sùi mào gà ở hậu môn là do Human papilloma virus (HPV) gây ra, chủ yếu lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ hoặc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như quần lót, khăn tắm… của người bệnh cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ dàng mắc sùi mào gà ở hậu môn.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh từ 1-6 tháng, sùi mào gà bắt đầu bộc phát ra ngoài với những triệu chứng đặc trưng, bao gồm:
Trên vùng da nhiễm bệnh xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti, màu hồng nhạt hoặc nâu đen, có hình đĩa bẹt, mọc đơn lẻ với nhau, không gây đau hay ngứa nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất vướng víu, khó chịu.
Khi các nốt mụn thịt này phát triển và gia tăng về số lượng sẽ liên kết với nhau thành từng mảng có dạng như mào gà, bề mặt ẩm ướt, mềm mủn. Nếu bị sang chấn do cọ sát vào quần lót có thể bị trầy xước gây bội nhiễm, chảy máu, chảy mủ và ngứa vùng hậu môn kèm theo bốc mùi hôi tanh khó chịu.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh thường xuyên thấy đau quanh hậu môn, cảm giác muốn đi vệ sinh, khó khăn khi đại tiện và đại tiện ra máu.
Các nốt mụn sùi nhanh chóng lây lan sang các bộ phận xung quanh như cơ quan sinh dục, háng, bẹn…
Trĩ
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ là đi đại tiện khó, đại tiện ra máu, máu có thể chỉ dính trên giấy vệ sinh, lẫn trong phân hoặc nhỏ giọt, phun thành tia tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Kèm theo đó là tình trạng đau rát, ngứa ngáy, hậu môn tiết dịch nhầy có mùi hôi.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, đứng ngồi quá lâu, thường xuyên mang vác nặng, táo bón… là nguyên nhân chủ yếu khiến các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép, căng giãn sưng phồng quá mức hình thành lên các búi trĩ.
Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy hậu môn xuất hiện các búi trĩ. Ban đầu, búi trĩ có kích thước khá nhỏ chỉ bằng hạt đỗ khi đại tiện sẽ bị sa ra ngoài và có thể tự co vào trong ống hậu môn. Khi búi trĩ phát triển lớn hơn, nếu đi đại tiện, búi trĩ sẽ sa ra ngoài và lúc này chúng không thể tự co lại mà cần dùng tay để đẩy vào bên trong. Trường hợp nặng, dù không đi vệ sinh thì chúng cũng sẽ sa hẳn ra ngoài và không thể dùng tay đẩy vào hậu môn.
Lưu ý, khác với bệnh sùi mào gà ở hậu môn có thể lây lan sang các vùng xung quanh, cơ quan sinh dục, bẹn, hang... bệnh trĩ chỉ xuất hiện ở hậu môn.
Sùi mào gà hậu môn có nguy hiểm không?
- Nếu nhiễm phải virus HPV tuýp 16 và 18 và không được chữa trị sớm, sùi mào gà hoàn toàn có thể biến chứng thành ung thư hậu môn. Bên cạnh đó, khi virus HPV gây sùi mào gà ở hậu môn lây lan sang cơ quan sinh dục có thể dẫn đến ung thư dương vật (ở nam giới) và ung thư cổ tử cung (ở nữ giới).
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa, bệnh phụ khoa, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai, HIV…
- Sùi mào gà ở hậu môn hoàn toàn có thể lây truyền cho vợ/chồng/bạn tình, người thân trong gia đình và bạn bè xung quanh.
- Ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, rạn nứt hạnh phúc gia đình.
- Khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm, sống khép kín, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.
Chính vì sùi mào gà ở hậu môn nguy hiểm như vậy nên các chuyên gia luôn khuyến cáo mỗi người ngay khi có nghi ngờ mình mắc bệnh sùi mào gà hoặc có các dấu hiệu bất thường ở hậu môn cũng như cơ quan sinh dục hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Cách chữa sùi mào gà hậu môn an toàn, hiệu quả
Ngày nay, nền y học đang ngày càng phát triển, việc điều trị sùi mào gà ở hậu môn nói riêng và các bệnh xã hội nói chung cũng trở lên đơn giản hơn trước. Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều cách chữa sùi mào gà hậu môn như sử dụng thuốc tây y đặc trị, đốt điện, áp lạnh, đốt laser… Tùy theo mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
Tuyệt đối không tự điều trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà
Tâm lý của nhiều người bệnh khi mắc sùi mào gà ở lỗ hậu môn là e ngại bệnh ở vùng kín và là bệnh xã hội nên thường sợ đi thăm khám và gặp bác sĩ. Thay vào đó, họ thường tìm đến các cách trị sùi mào gà ở hậu môn tại nhà.
Việc sử dụng sai thuốc, sai cách không chỉ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây tổn hại đến sức khỏe, khó khăn trong quá trình điều trị sau này mà còn tốn kém về thời gian và chi phí. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mình bị sùi mào gà ở hậu môn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp.
Hiện nay có thuốc điều trị chấm, bôi tại nhà cho người bệnh, bạn cần bôi theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Đốt sùi mào gà hậu môn: Hiện nay, tại rất nhiều phòng khám, bệnh viện phổ biến cách điều trị sùi mào gà bằng phương pháp đốt như đốt laze, đốt điện, đốt lạnh…
- Đốt laser: Bác sĩ sử dụng nhiệt lượng để làm biế đổi gián tiếp bề mặt mụn sùi để hủy đi từng lớp mụn sùi.
- Đốt điện: Là phương pháp sử dụng 2 đầu cực tạo ra nhiệt lượng tập trung vào đầu đốt nhỏ để cắt bỏ lớp mụn sùi, u nhú.
- Áp lạnh: Sử dụng đầu chứa nitơ áp suất cao nhiệt độ thấp tiếp xúc với bề mặt khiến cho các nốt sần sùi bị đông lạnh rồi teo rụng.
Hi vọng bài viết đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích về bệnh sùi mào gà và trĩ, cũng như cách phân biệt hai căn bệnh trên để có phương hướng điều trị đúng cách, tránh các biến chứng không mong muốn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:
🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
☎️ Hotline: 024 7308 3838 hoặc 0377 503 283
⏰ Làm việc: 09:00 – 17:30 (Thứ 2 – Thứ 7)