alt

Cúm A là gì? Sự nguy hiểm của cúm A

  Thứ Tue, 19/07/2022

“Cúm A là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong bối cảnh Hà Nội đang bùng phát dịch cúm A khiến số lượng người nhập viện tăng mạnh. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cúm A và mức độ nguy hiểm của bệnh này nhé.

Cúm A là gì?

Cúm A là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A phổ biến gây nên như: A/H1N1, AH5N1, A/H7N9,… Bệnh thường lưu hành trong thời điểm thời tiết giao mùa.

virus cum a

Đường lây của cúm A

Virus cúm A lây từ người sang người qua đường hô hấp. Khi người bệnh hắt hơi, ho, hát, nói chuyện,… dịch mũi, họng hoặc các giọt bắn mang theo virus ra ngoài môi trường, người lành hít vào có thể mắc cúm A. Ngoài ra, cúm A còn có thể lây truyền qua một số con đường khác như:

  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (bát, đũa, cốc, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh Một số loại động vật mang cúm A như các loài động vật có vú: lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;

Ai có thể mắc cúm A?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các chủng của cúm A. Tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên đến 90% ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn, và cần được quan tâm, chú ý nhiều hơn trong thời điểm dịch bùng phát:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó, trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao;
  • Người lớn trên 65 tuổi;
  • Những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan hoặc suy giảm miễn dịch,…;
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ;
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh cơ, đột quỵ, động kinh,…;
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Sau khi đã giải đáp “Cúm A là gì?”, chúng ta hãy tìm hiểu thêm vè mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Cúm A là một căn bệnh phổ biến, có khả năng lây lan nhanh chóng. Virus cúm A là một loại virus có khả năng tồn tại khá “trâu bò”. Chúng có thể sống đến 48h trên các bề mặt như tay nắm cửa, giường, tủ,… tồn tại 12h trên quần áo và 5 phút trong lòng bàn tay.

Bệnh có thể gây các triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau tùy vào sức khỏe từng người. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng gây nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là suy hô hấp, với các triệu chứng như khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu,… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong. Do đó ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bạn có thể xem thêm về các triệu chứng của cúm A tại đây và cách điều trị và phòng chống cúm A tại đây.

Một số biến chứng cúm A ở trẻ

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, rất dễ mắc cúm và gặp các biến chứng nặng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đặc biệt những trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh, hen suyễn,… thì nguy cơ mắc bệnh và gặp triệu chứng nặng càng cao.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của trẻ.

Cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A diễn tiến nặng sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt;
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh;
  • Co giật;
  • Khó thở, thở nhanh.

Vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu “Cúm A là gì?”, sự nguy hiểm và một số biến chứng nặng của cúm A. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức cần thiết cho bạn về bệnh cúm A. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé.

Hãy đến ngay với Phòng Khám Hải Đăng để được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

️  Hotline: 024 7308 3838 – 038.991.5664 hoặc 0973.185.165

⏰ Làm việc: 09:00 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG