alt

Giảm kỳ thị người nhiễm HIV – Chìa khóa cánh cửa chấm dứt HIV/AIDS

  Thứ Fri, 30/12/2022

Các vấn đề về kỳ thị người nhiễm HIV luôn tồn tại trong xã hội kể từ khi chúng ta đương đầu với căn bệnh này. Hơn 30 năm qua đi, dù kiến thức của chúng ta về HIV đã được mở rộng rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ có tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV. Vậy, đâu là nguyên nhân? Hậu quả của nó sẽ ra sao? Giải pháp cho vấn đề này sẽ là thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân dẫn tới kỳ thị người nhiễm HIV

Hiện nay, vẫn còn xuất hiện sự kỳ thị với người nhiễm H. Nó có thể ngấm ngầm hoặc công khai, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh với nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự kỳ thị này, nhưng có một số nguyên nhân chính như sau:

Do bản chất bệnh

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, khó chữa. Trước đây người dân rất sợ và tránh xa những người mắc bệnh phong, bệnh lao, bệnh hoa liễu,... HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm, chưa có thuốc điều trị dứt điểm, chưa có vắc xin phòng bệnh. Và người nhiễm HIV được coi là đã bị tuyên án tử.

Do đường lây nhiễm

Trước đây, hình thức lây nhiễm chủ yếu của HIV là qua đường tiêm chích ma túy – đây là một hành vi phạm pháp luật. Ngoài ra, HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu (bệnh lậu, giang mai), bị xã hội định kiến là những người có quan hệ tình dục bừa bãi. Do đó những người nhiễm HIV thường chịu sự kỳ thị kép.

Do sự thiếu hiểu biết

Có rất người cho rằng, HIV có thể dễ dàng lây qua những đường tiếp xúc thông thường, virus có thể tồn tại lâu ngoài môi trường. Bạn có thể tham khảo bài viết về sự tồn tại của virus HIV trong các môi trường tại đây.

Do chiến lược truyền thông không phù hợp

Trong thời gian dài, truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa bằng hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương... tạo sự sợ hãi trong cộng đồng.

Hậu quả của việc phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Nhiều người vẫn còn quan niệm ngay cả khi hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường là “tốt nhất cứ tránh xa họ ra” . Điều này đã để lại nhiều khó khăn cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS.

- Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến tâm lý bi quan, thậm chí “uất ức và trả thù đời” của người nhiễm HIV.

- Do không tiếp cận được với người nhiễm HIV nên cũng khó có được số ca bệnh chính xác, từ đó khó ước tính và dự báo chính xác được về tình hình dịch.

- Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Họ vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Nhiều người nhiễm HIV có thể là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên sự kỳ thị đã làm mất đi một lực lượng tham gia công tác phòng, chống HIV/ AIDS.

- Cuối cùng là kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ.

Giải pháp giảm sự kỳ thị với những người nhiễm HIV

Chúng ta có những giải pháp nào để giảm kỳ thị người nhiễm HIV? Việc đầu tiên đó chính là thay đổi tư duy về truyền thông. Đó là, chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn. Truyền thông sẽ tập trung giải thích để mọi người hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường; giải thích về các tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Truyền thông tích cực sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đồng thời tạo ra sự cảm thông, chia sẻ và tiến tới xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.

Vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sự kỳ thị người nhiễm HIV. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về những người không may nhiễm HIV. Để chúng ta có thể cùng nhau đẩy lùi bệnh AIDS vào năm 2030.

Hãy đến ngay với Phòng Khám Hải Đăng để được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

️  Hotline: 024 7308 3838 – 038.991.5664 hoặc 0973.185.165

⏰ Làm việc: 09:00 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG