alt

Những điều cần biết về thông điệp “Không phát hiện – Không lây truyền”

  Thứ Thu, 22/12/2022

Thông điệp “Không phát hiện – Không lây truyền” đang dần trở nên phổ biến trong các chương trình, sự kiện về phòng chống HIV/AIDS. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về ý nghĩa của thông điệp này. Vì vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.

“Không phát hiện – Không lây truyền” là gì?

Ở Việt Nam, thông điệp “Không phát hiện – Không lây truyền” được gọi tắt là K=K. Và ý nghĩa của thông điệp này chính là: Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút, nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.

Hiểu đơn giản, nó chính là khi một người nhiễm HIV uống ARV hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ đến mức đạt được và duy trì tải lượng virus không phát hiện (tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu) sẽ thực sự không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình chưa nhiễm HIV của họ.

Bằng chứng khoa học về thông điệp K=K

Tại Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 9 được tổ chức tại Paris Pháp tháng 7/201, thông điệp K=K lầ đầu được công bố. Đã có ít nhất 4 nghiên cứu khác nhau trên hàng ngàn người chưa nhiễm HIV với tổng số hàng trăm ngàn lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đang điều trị ARV và có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu (không phát hiện) cho thấy họ không bị nhiễm HIV (không lây truyền).

Nghiên cứu thứ nhất

Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.763 cặp dị nhiễm HIV ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ (cặp dị nhiễm tức là 1 người nhiễm HIV còn 1 người không nhiễm HIV). Nó được thực hiện trong thời gian từ năm 2005 đến 2015. Trong số này có tới 97% quan hệ tình dục khác giới. Báo cáo đánh giá cuối kỳ vào năm 2016 đã kết luận: “Không có người nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình nhiễm HIV của họ có tải lượng HIV-1 bị ức chế dưới 200 bản sao/ml máu và duy trì ổn định ở những người tham gia nghiên cứu”.

Nghiên cứu thứ hai

Nghiên cứu được thực hiện ở 1.166 cặp bạn tình có huyết thanh HIV trái dấu ở 14 quốc gia châu âu. Đối tượng của nghiên cứu trên là nhóm người quan hệ tình dục khác giới và đồng giới nam (MSM) từ năm 2010. Tổng cộng, có 58.000 lần quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su. Kết quả là không có trường hợp nào lây nhiễm HIV từ bạn tình của họ.

Nghiên cứu thứ ba

Nghiên cứu thứ 3 được thực hiện ở 3 nước Australia, Brazil và Thái Lan trên 358 cặp bạn tình có huyết thanh HIV trái dấu ở nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam trong năm 2012. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự 2 nghiên cứu trên. Không ghi nhận trường hợp nào lây nhiêm HIV dù họ không sử dụng bao cao su hay uống thuốc dự phòng trước phơi nhiễm.

Tại sao một người có tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml được cho là không phát hiện?

Hiện nay, tất cả các xét nghiệm tải lượng vi rút trên thế giới đều thực hiện dựa trên các máy xét nghiệm đếm tự động. Các máy khác nhau của các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các “ngưỡng phát hiện” khác nhau. Hầu hết các máy xét nghiệm đều có thể phát hiện được có vi rút HIV trong máu khi số lượng từ 200 bản sao/1ml máu. Một số máy có thể phát hiện với số lượng vi rút thấp hơn như 50 bản sao/1ml máu. Chính vì vậy, thế giới cần thống nhất một ngưỡng chung. Ngưỡng chung quy định trong các nghiên cứu này là 200 bản sao/1ml máu. Dưới 200 bản sao được coi là không phát hiện.

Người nhiễm HIV điều trị HIV sau bao lâu để đạt ngưỡng không phát hiện?

Thông thường một người nhiễm HIV điều trị bằng ARV, nếu tuân thủ điều trị tốt có thể đạt mức không phát hiện sau 6 tháng điều trị. Những người này nếu tiếp tục tuân thủ điều trị ARV tốt sẽ duy trì được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện và khi đó không làm lây truyền HIV cho bạn tình của họ.

Do vậy, Bộ Y tế quy định người nhiễm HIV khi điều trị ARV cần xét nghiệm tải lượng virus định kỳ. Năm đầu tiên xét nghiệm 2 lần (6 tháng 1 lần). Những năm sau mỗi năm xét nghiệm tải lượng vi rút 1 lần. Đây là xét nghiệm rất cần thiết, không chỉ giúp để biết một người có đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện hay không mà còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị.

Bạn có thể xem thêm về các loại xét nghiệm HIV tại đây.

Làm thế nào để đạt được và duy trì tải lượng virus dưới mức phát hiện?

Với một người nhiễm HIV, điều trị ARV sẽ thực hiện liên tục cả đời. Người điều trị cần thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ là đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đúng đường và đúng cách.

  • Đúng thuốc nghĩa là không uống nhầm giữa các loại thuốc, trong trường hợp phải uống nhiều thứ thuốc.
  • Đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định theo phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Đúng giờ nhất định theo chọn lựa phù hợp của từng bệnh nhân. Việc thực hiện uống thuốc đúng giờ nhằm đảm bảo buy trì nồng độ thuốc cần thiết trong máu.
  • Đúng đường, là đường uống. Hiện nay ARV ở Việt Nam chỉ sử dụng qua đường uống.
  • Đúng cách theo lời dặn của bác sĩ như khi uống trước ăn hoặc sau ăn.

Tuân thủ điều trị kém hoặc không tuân thủ điều trị dẫn đến kháng thuốc, thất bại điều trị và tử vong. Ngoài việc tuân thủ điều trị, bạn nên có một lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực. Điều này cũng làm tăng hiệu quả điều trị và giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thông điệp “Không phát hiện – Không lây truyền” (K=K). Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và những người thân yêu.

Hãy đến ngay với Phòng Khám Hải Đăng để được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

️  Hotline: 024 7308 3838 – 038.991.5664 hoặc 0973.185.165

⏰ Làm việc: 09:00 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG