alt

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN C VÀ NGƯỜI CÓ HIV

  Thứ Mon, 17/07/2023

Viêm gan C và người có HIV có mối liên hệ với nhau. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết mối liên hệ đó là gì và những người có H khi không may nhiễm VGC thì có thể làm gì nhé.

Viêm gan C có phổ biến ở người nhiễm HIV không?

Đồng nhiễm HIV và VGC khá phổ biến. Người có HIV (NCH) có nguy cơ nhiễm VGC cao, và/ hoặc lây truyền virus cho người khác.

  • Có đến 40% NCH tại Việt Nam có đồng nhiễm VGC
  • 7/10 NCH từng tiêm chích ma túy bị mắc VGC
  • Nguy cơ truyền VGC cho con cao gấp 3-4 lần nếu người mẹ đồng thời nhiễm VGC và HIV
  • Nguy cơ lây nhiễm VGC qua đường tình dục cao hơn ở những người MSM có HIV.

Nguy cơ tiến triển VGC ở NCH

VGC tiến triển nhanh hơn ở những NCH, đặc biệt những người có tải lượng CD4 thấp và tải lượng virus HIV cao. Uống rượu bia thường xuyên cũng làm VGC tiến triển nhanh hơn.

  • Có đến 20% NCH có thể đào thải được virus VGC
  • Khoảng 80% NCH tiến triển thành VGC mạn tính
  • Có đến 20% có khả năng không tiến triển bất cứ tổn thương nào đáng kể chco gan
  • Khoảng 80% có khả năng tiến triển thành một số tổn thương gan và có biểu hiện triệu chứng.

NCH tại Việt Nam có thể tiếp cận điều trị VGC không?

Hiện nay, đã điều trị VGC miễn phí cho NCH tại một số phòng khám ngoại trú ARV nhất định. Phác đồ điều trị bao gồm SOFOSBUVIR (SOF) 400mg và DACLATASVIR (DCV) 60mg. SOF và DCV đều an toàn và có ít tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ thường gặp sẽ là đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Với những bệnh nhân VGC, thời gian điều trị thường là 12 tuần.

Thuốc VGC và ARV có tương tác với nhau không?

Một số tương tác thuốc bạn nên chú ý như:

  • Efavirenz (EFV) và Nevirapine (NVP) làm giảm nồng độ DCV.
  • Tenofovir (TDF), Dolutegravir (DTG) và Lamivudine (3TC) không tương tác với DCV hay SOF
  • Nếu bạn đang điều trị phác đồ có EFV/NVP, bác sĩ sẽ đổi phác đồ ARV của bạn sang phối hợp TDF/3TC/DTG (còn gọi tắt là TLD)
  • Methadone có thể sử dụng với thuốc VGC một cách an toàn, không cần điều chỉnh
  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đan dùng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ cho bạn và/hoặc theo dõi tác dụng phụ để điều trị có hiệu quả và bảo vệ bạn khỏi các biến cố có thể xảy ra.

NCH đồng nhiễm cần chuẩn bị như thế nào trước điều trị VGC?

  • Có kết quả cả 2 xét nghiệm kháng thể HCV và HCV RNA đều dương tính
  • Thực hiện các xét nghiệm thường quy gồm chức năng thận, công thức máu và đông máu, men gan, siêu âm gan
  • Điều trị ARV ổn định (TLVR <200 bản sao/ml và/ hoặc CD4>200 tế bào/mm3
  • NCH đang điều trị lao cần chờ cho đến khi kết thúc điều trị lao mới bắt đầu điều trị VGC.
  • Phụ nữ có thai nên chờ sinh em bé xong và đến khi dừng cho con bú mới bắt đầu điều trị VGC.

NCH tự giúp mình như thế nào khi điều trị VGC?

  • Uống thuốc VGC theo chỉ định, cụ thể, mỗi ngày uống 01 viên SOF và 01 viên DCV.
  • Uống thuốc ARV như bình thường
  • Không uống rượu, bia
  • Đến phòng khám nhận thuốc điều trị VGC đúng lịch hẹn
  • Báo cáo bác sĩ về cách dùng thuốc và bất cứ vấn đề nào về sức khỏe bạn gặp phải
  • Bệnh nhân nữ cần báo cho bác sĩ nếu họ mang thai
  • Thực hiện các XN do bác sĩ chỉ định

Bài viết tham khảo

BỆNH VIÊM GAN C: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

NHỮNG CÂU HỎI VỀ VIÊM GAN C THƯỜNG GẶP

Trên đây, mình đã cùng các bạn tìm hiểu những câu hỏi về bệnh viêm gan C và người có HIV. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Hãy đến ngay với Phòng Khám Hải Đăng để được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

🏢 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

️  Hotline: 024 7308 3838 – 038.991.5664 hoặc 0973.185.165

⏰ Làm việc: 09:00 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo PHÒNG KHÁM HẢI ĐĂNG